TỔNG KHO ĐIỆN GIẢI - TỔNG KHO MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM QUY MÔ BẬC NHẤT VIỆT NAM

10 loại thực phẩm có tính axit cao bạn nên biết

Thực phẩm có tính axit cao nếu ăn nhiều sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe của chính bạn và cả người thân trong gia đình. Do đó, bạn cần phải cân đối chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những loại thực phẩm có chứa dư lượng axit cao ngay dưới đây để cân đối chế độ ăn uống sao cho hợp lý. 

Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao có nguy hiểm không?

Những loại thực phẩm có tính axit cao rất có hại cho sức khỏe nếu bạn sử dụng quá thường xuyên. Theo thang đo pH chuẩn, cách xác định thực phẩm có độ axit cao hay không được thể hiện như sau: 

Thực phẩm có tính axit cao thường không tốt cho sức khỏe
Thực phẩm có tính axit cao thường không tốt cho sức khỏe
  • Độ pH từ 0 đến 7 mang tính axit cao. 
  • Độ pH bằng 7 ở mức trung tính. 
  • Độ pH trên 7 mang tính kiềm. 

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có độ pH riêng và chúng giữ một vai trò, chức năng riêng để trung hòa môi trường trong cơ thể ở mức lý tưởng. Đối với máu, nồng độ pH trung bình sẽ đạt được ở mức 7.35 đến 7.45. 

Thực phẩm sau khi được dung nạp vào cơ thể sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa và tạo ra chất dư lượng có tên gọi là tro. Chúng sẽ tạo ra tính axit khi tiếp xúc với chất lỏng cơ thể, gây ra những phản ứng có hại cho sức khỏe con người. 

Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao sẽ dễ dẫn đến những vấn đề nguy hiểm như: 

  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến độ pH của máu giảm xuống, tạo axit dư tích tụ. Lúc này, cơ thể buộc phải lọc khoáng chất chứa kiềm, nhất là canxi để thanh lọc và ngăn chặn chúng hấp thu vào cơ thể. Những người thường xuyên dùng thực phẩm có tính axit cao sẽ dễ gặp những vấn đề về xương khớp hơn người bình thường. 
  • Nồng độ axit trong cơ thể tích tụ quá nhiều do thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có chứa dư lượng axit cao còn làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh như dạ dày, tiểu đường, gout, huyết áp, tim mạch,… Không chỉ vậy, người dùng còn có nguy cơ bị ung thư, sỏi thận, tiểu đường tuýp 2 và một số loại bệnh nguy hiểm khác. 
  • Cơ thể tích tụ quá nhiều axit sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, độc tố ứ đọng, giảm hoạt động tiêu hóa và  khả năng phòng vệ của hàng rào miễn dịch. 

Để bảo vệ sức khỏe, trung hòa dư lượng axit trong cơ thể bạn nên lập một danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm. Từ đó biết cách hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hại, bổ sung nhiều thức ăn có chứa tính kiềm tốt cho sức khỏe. 

TOP 10 loại thực phẩm có tính axit cao

Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm có tính axit cao bạn cần biết để tránh trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày: 

Đồ ăn cay nóng và các loại thực ăn nhanh

Thức ăn nhanh và đồ cay nóng như nước sốt chấm, pizza,…là  những loại thực phẩm rất có hại cho thực quản và niêm mạc dạ dày. Tính cay nóng từ thực phẩm sẽ khiến người ăn khó chịu, gây triệu chứng trào ngược và ợ hơi mỗi khi ăn xong. 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, độ pH của nước chấm cay, tương ớt ở mức từ 2.8 đến 3.7, nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng dư lượng axit, hại dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. 

Đồ uống chứa chất kích thích, cà phê chứa tính axit cao

Đồ uống có chứa cafein, nước tăng lực,… có tính axit cao khiến dạ dày bị khó chịu, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ảnh hưởng chức năng cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến tình trạng ợ chua, khó tiêu. 

Chúng tôi đã tổng hợp thang độ pH của một số loại đồ uống để bạn tham khảo thêm như sau: 

  • Độ pH của cà phê: 4. 
  • Độ pH của trà đen: 4.9 đến 5.5.
  • Độ pH của nước tăng lực: 3.4. 
  • Độ pH của trà xanh: 7 đến 10. 

Bạc hà – Thực phẩm có tính axit cao nên hạn chế sử dụng

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết, bạc hà là thực phẩm có tính axit cao, nếu dùng nhiều sẽ gây khó tiêu, ợ hơi và ợ chua. Độ pH của loại thực phẩm này ở mức 6 đến 7, dùng nhiều không tốt cho sức khỏe vì vậy người dùng nên hạn chế sử dụng bạc hà để chế biến thành món ăn hay đồ uống. 

 

Lá bạc hà có chứa dư lượng axit lớn không tốt cho sức khỏe
Lá bạc hà có chứa dư lượng axit lớn không tốt cho sức khỏe

Cà chua – Thực phẩm có tính axit cao nên hạn chế

Độ pH của cà chua ở mức từ 4.3 đến 4.9, nước ép từ loại quả này có độ pH trải dài từ 4.1 đến 4.6. Nếu bạn sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng ợ hơi, tích tụ axit trong dạ dày. 

Những ai bị trào ngược do ăn quá nhiều cà chua thì có thể dùng kẹo tăng tiết nước bọt để tạo ra tính kiềm. Nước bọt có tác dụng trung hòa axit, giảm tình trạng ợ hơi và trào ngược. 

Hạn chế uống rượu để bảo vệ sức khỏe

Rượu là loại đồ uống chứa cồn mang tính axit cực mạnh, nếu dùng nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, gây hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, khó chịu tại thực quản. Độ pH của rượu vang đo được ở mức từ 2.5 đến 4.5. 

Loại đồ uống này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng tới niêm mạc thực quản do đó bạn cần hạn chế tiêu thụ ở mức tối đa. 

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn có nhiều chất béo, đồ chiên rán

Một trong những loại thực phẩm có tính axit cao bạn nên hạn chế tiêu thụ không thể không nhắc đến chính là đồ có nhiều chất béo, đồ chiên rán. Nhóm thực phẩm này là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ axit trong dạ dày dẫn đến tình trạng mất cân bằng độ pH. 

Tiêu thụ quá nhiều đồ nhiều chất béo, đồ chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, béo phì và hiện tượng khó tiêu. Trên thị trường hiện có nhiều loại thực phẩm có nhiều chất béo chế biến dạng chiên, rán được nhiều người yêu thích như xúc xích chiên, khoai tây chiên,…

Độ pH của một số loại thực phẩm thuộc nhóm có tính axit mạnh bạn nên biết gồm có: 

  • Độ pH của phomai: 5.1 đến 5.9. 
  • Độ pH của bơ: 6.7 đến 6.9. 
  • Độ pH của sữa: 4.1 đến 5.3.
  • Độ pH của thịt mỡ và thịt xông khói: 5.8. 
  • Độ pH của sữa chua: 4.4 đến 4.6.
  • Độ pH của hạt điều: 5.9. 
  • Độ pH của quả óc chó: 5.4. 

Nước ngọt có gas có tính axit cao cần hạn chế

Nước ngọt có gas mang đến cảm giác ngon miệng khi uống, chống ngấy khi ăn đồ chiên rán tuy nhiên chúng có chứa tính axit cao dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược, ợ hơi gây hại cho sức khỏe. 

Nước ngọt có gas là một trong những loại thực phẩm có tính axit cao bạn nên tránh
Nước ngọt có gas là một trong những loại thực phẩm có tính axit cao bạn nên tránh

Bong bóng do khí ga khi đi vào dạ dày sẽ nở và tạo áp lực lớn lên cơ thắt thực quản, đẩy axit quay ngược trở lại vào ống dẫn thức ăn. Thang đo độ pH của một số loại nước uống có gas bạn nên biết như sau: 

  • Độ pH của cocacola: 2.37.
  • Độ pH của fanta: 2.82. 
  • Độ pH của Sprite: 3.24. 

Thực phẩm có tính axit cao cần hạn chế: Hành tây và tỏi

Hành tây có độ pH là 5.3 đến 5.8, tỏi có độ pH là 5.8, đây là những loại thực phẩm có chứa tính axit cao bạn cần hạn chế tiêu thụ khi mắc các bệnh như dạ dày, trào ngược. Khi ăn những loại thực phẩm này sẽ gây các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, ợ chua,…

Các loại quả như nho, lựu, mận, dứa có tính axit cao

Người có bệnh về đường ruột nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như nho, lựu, dứa, mận,… Những loại trái cây này có tính chua, độ pH dưới 4.0 khi ăn vào sẽ gây tích tụ axit dẫn đến cảm giác khó chịu. 

Chanh – Loại quả có tính axit cao nên hạn chế ăn

Nằm trong danh sách 10 loại thực phẩm có tính axit cao bạn nên biết để hạn chế ăn không thể thiếu quả chanh. 

Chanh có chứa nhiều axit nếu sử dụng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe
Chanh có chứa nhiều axit nếu sử dụng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe

Chanh là một loại quả có vị chua, mang tính axit, nếu biết cách sử dụng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại nếu dùng chanh không đúng cách, sai thời điểm hoặc dùng quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa axit, mất cân bằng độ pH trong cơ thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dày dạ. 

Một lưu ý nhỏ đối với người mắc bệnh dạ dày là nên hạn chế sử dụng quả chanh do độ pH của loại quả này chỉ ở mức từ 2.0 đến 2.8. 

Hướng dẫn cách giảm bớt tính axit trong thực phẩm hàng ngày

Dinh dưỡng đóng vai trò cực quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, nếu bạn ăn uống không khoa học, sai cách hoặc kết hợp sai các loại thực phẩm có thể khiến bản thân mắc bệnh. 

Dịch axit trong dạ dày có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao sẽ gây hiện tượng tích tụ axit dẫn đến các triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu,… Để giảm bớt tính axit trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp dưới đây: 

  • Ưu tiên sử dụng nhiều các loại thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit dạ dày. Một số loại thực phẩm có tính kiềm cao bạn có thể sử dụng như củ cải đường, súp lơ, rau xanh lá, rau họ cải, củ cải đường, bánh mì nguyên cám,…
  • Uống nước điện giải từ máy lọc ion kiềm tươi để hấp thụ tính kiềm tự nhiên trong cơ thể. Ưu điểm của nước kiềm tự nhiên là khi đi vào cơ thể không cần trải qua quá trình chuyển hóa mà vẫn dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể và trung hòa axit. 
  • Uống đủ nước, mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước để giảm nồng độ axit môi trường trong cơ thể. 
  • Tránh thức quá khuya, tránh để tình trạng stress diễn ra quá nhiều để giúp cơ thể giảm được dịch tiết axit trong dạ dày. 
  • Nên áp dụng quy tắc ăn chậm, nhai kỹ để làm giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế tình trạng co bóp quá mức dẫn đến tăng tiết dịch axit.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no hoặc mặc quần áo ôm sát khi đang ăn để hạn chế tình trạng trào ngược, ợ hơi,…
  • Hạn chế uống những loại đồ gây hại cho cơ thể và dạ dày như nước uống có gas, đồ uống chứa cồn,…

Danh sách 10 loại thực phẩm có tính axit cao trên đây là thông tin mà bạn cần biết để có thể lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày một cách hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chủ động làm những việc đơn giản để giảm bớt tính axit trong các loại thực phẩm. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật mỗi ngày bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh. 

>> Xem thêm: Độ pH dạ dày bao nhiêu được coi là mức an toàn?

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 8:00 Chiều , 23/05/2021 - Cập nhật lúc: 11:01 Sáng , 23/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *