TỔNG KHO ĐIỆN GIẢI - TỔNG KHO MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM QUY MÔ BẬC NHẤT VIỆT NAM

Chuyên gia giải đáp ăn gì để giảm axit dạ dày? 

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nồng độ axit trong dạ dày. Nếu có chế độ ăn uống không khoa học với nhiều thực phẩm có tính axit thì nó có thể làm axit trong cơ thể và dạ dày tăng cao, từ đó gây nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy nên ăn gì để giảm axit dạ dày?

Vì sao bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm axit dạ dày

Acic dạ dày (hay còn gọi là axit clohydric) là một loại axit có trong dịch vị của dạ dày. Loại axit này được tiết ra từ niêm mạc dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nồng độ axit dạ dày ở người bình thường có độ pH từ 3-4. Thông thường, dạ dày chỉ tiết ra một lượng axit vừa đủ để tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống và lối sống không khoa học, stress kéo dài, ô nhiễm môi trường… mà dạ dày tiết nhiều axit hơn bình thường.

Axit dạ dày tiết ra quá nhiều có thể gây các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Ngoài ra, axit dư thừa có thể làm mất cân bằng độ pH trong cơ thể, làm suy yếu tế bào từ đó gây nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, viêm đại tràng…

Theo các nhà khoa học, để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, bạn nên duy trì độ pH trong cơ thể ở mức 7.3-7.4 để các tế bào và cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

Ăn gì để giảm axit dạ dày là thắc mắc của nhiều người
Ăn gì để giảm axit dạ dày là thắc mắc của nhiều người

Nguyên nhân khiến cho axit dạ dày dư thừa? Ăn gì để giảm axit dạ dày?

Axit dạ dày dư thừa có nhiều tác hại với sức khỏe. Vậy nên ăn gì để cân bằng độ pH? Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn nên hiểu rõ những nguyên nhân khiến axit dạ dày.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều thức ăn có tính axit như đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống chứa chất kích thích, thực phẩm nhiều đường có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động vất vả hơn do tiết nhiều axit để tiêu hóa hết thức ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày hoạt động không hiệu quả. Axit dạ dày sẽ được tiết ra liên tục dù không phải tiêu hóa những thức ăn khó tiêu. Tình trạng này có thể gây nên các triệu chứng như đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi…

Ngoài ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, những thói quen ăn uống không lành mạnh như thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng bữa, ăn quá ít hoặc quá nhiều đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, khiến chúng co bóp bất thường. Ngoài ra, thói quen vừa ăn vừa uống, uống nước ngay sau khi ăn cũng có thể khiến axit dịch bị bị loãng và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, lúc này axit dịch vị không thể thực hiện tốt chức năng của mình nên dạ dày phải tăng tiết axit để bù đắp lượng axit bị loãng do uống nước. Điều này cũng làm dư thừa axit trong dạ dày.

Ngoài các loại thực phẩm mang tính axit thì chất lượng nguồn nước mà bạn uống vào cũng có thể làm tăng axit dạ dày. Nước mưa, nước uống bị ô nhiễm không chỉ mang tính axit mà còn có thể chứa một số hóa chất độc hại. Khi uống loại nước này thường xuyên, nó có thể làm dư thừa axit, thậm chí bào mòn niêm mạc dạ dày và khiến chúng bị viêm loét.

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến nồng độ axit trong dạ dày. Môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thực phẩm, nước uống mà chúng ta sử dụng mỗi ngày. Đây là lý do vì sao những người sống trong môi trường ô nhiễm dễ mắc các bệnh lý tiêu hóa hơn những người sống ở những khu vực có môi trường trong lành.

Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến nồng độ axit trong dạ dày
Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến nồng độ axit trong dạ dày

Lối sống không khoa học

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, lười tập luyện… đều là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng tiết axit dạ dày. Nguyên nhân là do dạ dày nghỉ ngơi và hồi phục khi chúng ta nghỉ ngơi. Tuy nhiên thức quá khuya hay mệt mỏi quá mức khiến dạ dày phải làm việc liên tục, không có thời gian tự phục hồi. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể khiến axit dạ dày tiết ra quá nhiều. Lượng axit dư thừa này có thể tấn công ngược vào niêm mạc dạ dày và khiến chúng bị tổn thương, thậm chí viêm loét.

Ngoài ra, những người thức khuya thường có xu hướng ăn đêm. Tình trạng này có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, dạ dày có thể bị suy yếu nếu bạn không thay đổi thói quen này.

Lo âu căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, lo âu kéo dài là một trong những tác nhân phổ biến gây đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, axit dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.

Ăn gì để giảm axit dạ dày? Top 10 gợi ý

Theo các chuyên gia, cách đơn giản nhất để cân bằng độ pH trong cơ thể là thay đổi chế độ ăn uống. Vậy ăn gì để giảm axit dạ dày? Để giảm axit dư thừa trong dạ dày hiệu quả, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn trung hòa axit dạ dày. Theo đó, những thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày để từ đó hỗ trợ và điều trị các bệnh lý dạ dày do tình trạng tăng tiết axit gây ra.

Dưới đây là những thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày:

Ăn gì để giảm axit dạ dày – các loại rau xanh

Rau xanh là đáp án đầu tiên cho câu hỏi ăn gì để giảm axit trong dạ dày. Rau xanh được biết là thực phẩm giàu kiềm và có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Tính kiềm trong rau xanh thường được cơ thể hấp thu dễ dàng thông qua quá trình ăn uống. Do vậy, ăn các thực phẩm nhiều rau xanh có thể cân bằng pH trong dạ dày và cải thiện các bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Rau xanh cũng chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Do vậy, ăn rau xanh hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe. Các loại rau xanh bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày là súp lơ xanh, rau chân vịt, rau ngót, mồng tơi, cải kale…

Rau xanh có tính kiềm tự nhiên nên nó giúp giảm axit dạ dày
Rau xanh có tính kiềm tự nhiên nên nó giúp giảm axit dạ dày

Chuối – đáp án cho câu hỏi ăn gì để giảm lượng axit trong dạ dày

Nhiều người bị dạ dày thường kiêng ăn chuối vì nghĩ rằng ăn chuối có thể khiến bệnh tái phát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối là loại quả mà người đau dạ dày không nên bỏ quả. Vì sao lại thế?

Trong chuối có hàm lượng kali dồi dào giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các chất chống oxy hóa trong chuối giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn HP, giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở hệ tiêu hóa.

Với những người bị tăng tiết axit dạ dày, ăn chuối đúng cách có thể tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý dạ dày. Theo đó, bạn chỉ nên ăn chuối chín, không ăn chuối khi đói, không nên ăn chuối hột, chỉ ăn chuối ngự, chuối tây…

Nghệ – mẹo đơn giản giúp giảm axit dạ dày

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nghệ để cải thiện các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Curcumin trong nghệ giúp trung hòa axit dạ dày, giảm viêm và bảo vệ các tế bào dạ dày khỏi nguy cơ viêm loét. Hoạt chất này cũng hỗ trợ làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày do tình trạng dư thừa axit dạ dày gây ra. Bạn có thể lấy nghệ vàng phơi khô, tán thành bột sau đó trộn lẫn với mật ong, vo thành viên sau đó ăn hoặc uống hàng ngày.

Ăn gì để trung hòa axit dạ dày – ăn gừng

Nếu dạ dày tiết quá nhiều axit, bạn có thể ăn gừng để cải thiện tình trạng trên. Không chỉ là gia vị quen thuộc của nhiều gia đình, gừng còn là thảo dược được nhiều người sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu…

Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn nên sử dụng gừng hàng ngày sẽ giúp bảo vệ dạ dày khỏi nguy cơ viêm loét. Gừng cũng là thực phẩm có tính kiềm nên nó giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.

Để giảm axit trong dạ dày, bạn có thể uống trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày.

Gừng có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn
Gừng có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn

Ăn gì để cân bằng độ ph trong dạ dày – ăn mía

Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi ăn gì để giảm axit dạ dày. Theo y học cổ truyền, nước mía có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nó thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc như thuốc giảm ho, thuốc chống nôn và thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng. Con theo y học hiện đại, mía có chứa nhiều khoáng chất như photpho, kẽm, kali tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Các khoáng chất này giúp trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ quá trình làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày.

Ăn gì để giảm axit dạ dày – ăn các loại thịt nạc

Các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn thường có chứa nhiều chất béo bão hòa, do vậy khi ăn nhiều có thể khiến tình trạng dư thừa axit dạ dày tồi tệ hơn. Bởi vậy, thay vì ăn các loại thịt trên, bạn nên lựa chọn các loại thịt trắng như thịt gà, cá… Các loại thực phẩm này dễ tiêu nên sẽ không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Nếu muốn ăn các loại thịt gia cầm thì bạn nên bỏ da để hạn chế lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.

Uống gì để trung hòa axit trong dạ dày – uống trà hoa cúc

Đây là loại trà thảo dược có tác dụng an thần, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt. Ngoài ra, uống trà hoa cúc hàng ngày còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn. Loại trà này cũng giúp trung hòa axit trong dạ dày hiệu quả

Uống nước ion kiềm để trung hòa axit dạ dày

Uống nước ion kiềm là cách giảm axit dạ dày được nhiều người sử dụng. Cách giảm axit này đã được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh.

Nước ion kiềm (hay còn gọi là nước điện giải ion kiềm, nước giàu hydrogen) là loại nước được tạo ra từ công nghệ điện phân tiên tiến của Nhật Bản. Nước ion kiềm có độ pH từ 7 trở lên nên nó giúp trung hòa axit trong dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa hiệu quả. Tính kiềm trong loại nước này cũng tương tự như trong rau xanh nên cơ thể rất dễ hấp thu và chuyển hóa.

Ngoài tính kiềm, nước điện giải giàu ion kiềm còn sở hữu nhiều đặc tính khác tốt cho sức khỏe như giàu vi khoáng tự nhiên, cấu trúc phân tử siêu nhỏ và đặc biệt là tính chống oxy hóa mạnh. Hydro phân tử trong nước ion kiềm có thể trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm mãn tính ở đường tiêu hóa.

Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia Vua Điện Giải cho câu hỏi ăn gì để giảm axit dạ dày. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ tìm được những cách đơn giản để phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý tiêu hóa do tăng tiết dịch vị.

Xem thêm:

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 12:52 Chiều , 13/04/2023 - Cập nhật lúc: 1:31 Chiều , 25/01/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *