Chất chống oxy hóa có tác dụng gì? Top 12 loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Trong cơ thể, chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng quan trọng giúp loại bỏ những gốc tự do bằng việc trung hòa chúng. Vậy thực tế chất oxy hóa là gì, làm sao để bổ sung vào cơ thể? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây!
Chất chống oxy hóa là gì?
Chất chống oxy hóa được hiểu là sự tham gia của các hợp chất giúp làm chậm và ngăn chặn quá trình oxy hóa các chất trong cơ thể.
Oxy hóa là một dạng phản ứng hóa học, khi đó electron trong tế bào khỏe mạnh sẽ bị mất đi gây ra mất cân bằng trong cơ thể, các tế bào bị phá hủy và tạo thành những gốc tự do dựa vào phản ứng dây chuyền.
Sự tham gia của các chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng trong việc ngăn cản sự phát triển, phá hủy bằng việc trung hòa, loại bỏ những gốc tự do giúp quá trình oxy hóa bị kìm hãm lại. Để làm được điều đó, người ta sẽ phải dùng những chất có tính khử để chống lại oxy hóa. Ngoài ra, nó giúp tế bào trong cơ thể được bảo vệ toàn diện trước sự tấn công của gốc tự do, ngăn chặn bệnh tật nhất là các bệnh liên quan tới tim mạch, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt…
Chất chống oxy hóa có tác dụng gì?
Sự xuất hiện của gốc tự do trong cơ thể sẽ khiến nhiều bộ phận bị tổn thương. Tuy nhiều tế bào có thể phục hồi nguyên trạng như ban đầu, nhưng nhiều tế bào lại bị tiêu diệt vĩnh viễn. Nó gây ra nhiều căn bệnh như tiểu đường, ung thư, tim mạch.
Vì thế, để ngăn chặn gốc tự do sinh sôi, phát triển thì sự góp mặt của chất chống oxy hóa tự nhiên nội sinh sẽ không đủ để vô hiệu hóa. Cơ thể cần phải bổ sung thêm những chất giúp chống oxy hóa từ ngoại sinh, đặc biệt là từ thực phẩm để ngăn chặn bệnh tật, bảo vệ cơ thể và kéo dài tuổi thọ.
Các loại chất chống oxy hóa phổ biến hiện nay
Chất chống oxy hóa tổng hợp hiện nay có tới hàng trăm loại khác nhau. Chúng sẽ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau mang tới hiệu quả cho sức khỏe. Một số loại bạn cần bổ sung gồm có:
Vitamin E
Đây là chất giúp ngăn oxy hóa mạnh nhất đã được nhiều nghiên cứu thử nghiệm và đánh giá qua. Nó có thể hòa tan được ở bên trong chất béo, loại bỏ chất trung gian ảnh hưởng tới quá trình oxy hóa và hình thành gốc tự do.
Vitamin E thường được tìm thấy nhiều trong các loại hạt như đậu phộng, hạt dẻ, hạt hướng dương, hạnh nhân. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều ở trong các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải.
Chất chống oxy hóa từ vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất cần thiết giúp chuyển khóa procollagen sang collagen. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng trong việc chống lại stress nhờ vào việc trở thành chất nền giúp enzyme oxy hóa ascorbate peroxidase.
Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại rau củ, trái cây. Một số loại rau củ được đánh giá có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào gồm có cam, dâu tây, đu đủ, kiwi, dưa lưới, bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, cải bruxen, cải xoăn, súp lơ.
Vitamin A
Sau khi đi vào cơ thể, một số sắc tố thực vật sẽ được chuyển hóa tạo thành vitamin A. Đây là loại vitamin không thể thiếu trong sự hình thành nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, phổi, tim.
Hãy bổ sung vitamin A vào cơ thể bằng việc tăng cường các thực phẩm như gan, sữa, trứng và bơ.
Chất chống oxy hóa từ beta – carotene
Beta – carotene là sắc tố thực vật có nhiều trong các loại trái cây, rau củ quả có màu sắc sặc sỡ hoặc màu cam. Nó có tác dụng trong việc chuyển hóa một phần sang vitamin tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, hợp chất này cũng tham gia vào việc ngăn chặn ung thư.
Một số thực phẩm chứa beta – carotene bạn nên bổ sung gồm có mơ, dưa lưới, đậu Hà Lan, cà rốt, bí đỏ, đào, xoài, đu đủ, khoai lang, bông cải xanh, bí. Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy nhiều trong các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, củ cải đường.
Lycopene
Sắc tố này thường có nhiều trong các loại rau củ, trái cây có màu đỏ hồng hoặc đỏ tươi chẳng hạn như dưa hấu, bưởu hồng, cà chua và mơ.
Nó có tác dụng tốt đối với tim mạch, ngăn chặn tình trạng da bị tổn thương dưới tác động của tia UV và phòng ngừa ung thư.
Nước ion kiềm
Đây là loại nước có chứa chất giúp chống oxy hóa dồi dào. Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của nước kiềm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn gấp 30 lần so với nhiều thực phẩm khác.
Mỗi ngày uống từ 2 đến 2.5 lít nước chính là cách đơn giản nhất để bổ sung chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn nhiều loại bệnh mãn tính như gout, tiểu đường, ung thư, tim mạch.
Quả mọng
Những loại quả mọng như anh đào, mâm xôi, dưa hấu, chuối… thường có chứa hàm lượng oxy hóa dồi dào.
Nó có tác dụng trong việc ngăn chặn lão hóa, giảm cholesterol tổn thương não và ung thư. Đây là một loại chất chống oxy hóa trong thực phẩm nên tăng cường bổ sung hàng ngày.
Socola
Thành phần tạo nên socola là từ bơ cacao và bột ca cao, kết hợp với sữa và đường theo tỉ lệ nhất định giúp tạo nên vị ngọt béo. Cơ chế chống oxy hóa trong socola được thể hiện qua sự tham gia của một số chất như catechin, polyphenol, flavanols.
Bên cạnh sở hữu giá trị dinh dưỡng, socola đen còn đem tới nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe như: giảm viêm và những rủi ro liên quan tới bệnh tim mạch, tăng chỉ số cholesterol tốt và hạ chỉ số huyết áp.
Việt quất
Đây là loại trái cây mà khá nhiều người ưa thích. Nó có tác dụng trong việc ngăn chặn bệnh tim mạch, lão hóa và ngăn ngừa ung thư. Hàm lượng phenol có trong hoạt quả này giúp tế bào thần kinh được bảo vệ, đồng thời cải thiện trí nhớ tốt.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng những dưỡng chất có trong việt quất còn giúp chỉ số huyết áp và cholesterol LDL giảm từ đó ngăn chặn bệnh tim mạch. Loại quả mọng này có hàm lượng calo khá thấp nên việt quất được xếp vào danh sách thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe.
Dâu tây
Dâu tây có hàm lượng axit ellagic và ellagitannin cao gấp 11 lần so với nhiều trái cây khác. Sự tham gia của 2 hợp chất này giúp ngăn chặn lão hóa nhờ việc đẩy lùi các gốc tự do.
Ngoài ra, trong loại trái cây này cũng có chứa hàm lượng vitamin C vô cùng dồi dào. Với thành phần anthocyanin như việt quất, dâu tây cũng có tác dụng trong việc giảm cholesterol xấu và gia tăng lượng cholesterol tốt ở trong máu.
Atiso
Atiso vốn nổi tiếng là thực phẩm có tác dụng trong việc giải độc, mát gan rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn cung cấp hàm lượng khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi hào. Hơn nữa, thành phần axit chlorogenic còn giúp chống lại oxy rất tốt.
Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng kháng viêm và chống oxy hóa của atiso được thể hiện rất rõ đối với bệnh nhân mắc phải bệnh lý liên quan tới tim mạch, tiểu đường tuýp 2 hoặc ung thư.
Người dùng chỉ cần bằng cách đun sôi với nước để uống mỗi ngày. Ngoài ra, có thể chế biến thành các món ăn như chiên hoặc hấp để khả năng chống oxy hóa tăng cao.
Quả mâm xôi
Mâm xôi thường có vị hơi chua và quả thân mềm. Nó thuộc vào nhóm thực phẩm chó chứa chất chống oxy hóa, nhất là anthocyanin. Bên cạnh đó, mâm xôi còn có chứa mangan và chất xơ dồi dào.
Các chuyên gia cũng cho biết, đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm của thực phẩm này rất tốt, nhất là với nhiều loại ung thư. Vì thế, hãy bổ sung quả mâm xôi vào thực đơn mỗi ngày để cơ thể tăng cường đề kháng.
Có thể thấy, chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Ngay từ bây giờ hãy bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa để sức khỏe luôn khỏe mạnh, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh hiệu quả nhé!
>> Xem thêm: Stress oxy hóa: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả
- Sản phẩm chính hãng, mẫu mã đa dạng.
- Chuyên gia sức khỏe đồng hành 24/7.
- Quy trình test nước 9 bước độc quyền.
- Lắp đặt và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Nhật.
- Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng trọn đời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!