TỔNG KHO ĐIỆN GIẢI - TỔNG KHO MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM QUY MÔ BẬC NHẤT VIỆT NAM

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể – Hướng dẫn thực hiện chi tiết

Thông qua cách kiểm tra độ pH trong cơ thể sẽ giúp bạn dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời có các phương án để cân bằng độ pH về mức ổn định. Sau đây sẽ là một số cách kiểm tra đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Vì sao phải đo độ pH trong cơ thể?

Độ pH trong cơ thể thường được thể hiện bằng chỉ số thể hiện tính kiềm hoặc axit. Nếu pH<7 sẽ thể hiện tính axit, còn pH>7 sẽ thể hiện tính kiềm.

Độ pH trong cơ thể thường được thể hiện bằng chỉ số thể hiện tính kiềm hoặc axit
Độ pH trong cơ thể thường được thể hiện bằng chỉ số thể hiện tính kiềm hoặc axit

Trong cơ thể người, độ pH sẽ bị có tác động tới nhiều cơ quan và tế bào. Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ cơ, hệ hô hấp, não bộ sẽ hoạt động tốt nếu  máu có tính kiềm. Trong trường hợp độ pH ở mức thấp thì tính axit cao sẽ khiến cho cơ thể dễ bị lão hóa sớm, tăng cân và mắc phải một số bệnh lý như dị ứng, thần kinh, thậm chí là ung thư…

Thực hiện kiểm tra độ pH trong cơ thể sẽ có tác dụng giúp mỗi người xác định được cơ thể đang trong trạng thái như thế nào… Từ đó có phương án cân bằng độ pH tạo điều kiện để cơ thể phát triển tốt hơn nhờ xây dựng chế độ dinh dưỡng, môi trường sống tích cực.

Hướng dẫn cách kiểm tra độ pH trong cơ thể

Axit được biết tới là môi trường phù hợp để bệnh huyết áp cao, tế bào ung thư… có cơ hội phát triển. Con người ai cũng đều thích dùng những thực phẩm có tính axit, tính kiềm nhưng nếu bổ sung quá nhiều sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Để có một cơ thể khỏe mạnh, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta phải thường xuyên áp dụng cách kiểm tra độ pH trong cơ thể.

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng giấy thử

Nếu sử dụng giấy thử pH, bạn nên thực hiện vào thời điểm trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để cho kết quả chính xác nhất.

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng giấy thử
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng giấy thử

Sử dụng chính nước bọt của bạn đem làm ướt mảnh giấy thử pH. Nếu như độ pH nằm trong khoảng từ 6.4 đến 6.8 điều đó có nghĩa cơ thể bạn đang có tính kiềm nhiều hơn. Còn nếu như độ pH dưới 6.4 thì chứng tỏ đang dự trữ axit nhiều hơn. Khi thực hiện thử độ pH trong vòng 7 ngày vẫn nằm trong khoảng từ 6.5 đến 7.5 điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang khỏe mạnh.

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng bút đo hoặc máy đo

Cách kiểm tra độ pH đơn giản nhất đó là kiểm tra độ pH ở trong nước tiểu. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bút đo, máy đo độ pH khác nhau đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra và có phương án cân bằng độ ph trong cơ thể phù hợp. Các loại máy đo cầm tay nhỏ được thiết kế có tính di động, tiện dụng cao.

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, khi bụng rỗng bạn sử dụng cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa lấy 5ml nước tiểu. Tiếp đến dùng bút đo pH hoặc máy đo để thực hiện. Hãy đợi trong vòng 3-5 giây rồi đọc kết quả.

  • Khi độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 đến 8,5 có nghĩa cơ thể bạn đang khỏe mạnh
  • Nếu độ pH < 4.8 có nghĩa là trong nước tiểu có chứa tính axit.
  • Nếu độ pH > 8.5 có nghĩa là trong nước tiểu có chứa tính kiềm.

Trong lần đầu tiên, kết quả kiểm tra vẫn chưa thể nói lên được điều gì. Hãy thực đo liên tục trong vòng 7 ngày để có được kết quả chính xác nhất.

Ăn gì để cân bằng độ pH trong cơ thể?

Để độ pH trong cơ thể được cân bằng, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau đây:

Các loại đậu

Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu này thường có chứa hàm lượng vitamin, protein, chất xơ không hòa tan, khoáng chất dồi dào. Độ pH của những thực phẩm này thường dao động trong khoảng từ 6.0 đến 6.88. Chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn lão hóa, cải thiện hệ miễn dịch và hạ thấp cholesterol.

Quả ô liu

Quả ô liu chín thường có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa, vitamin E
Quả ô liu chín thường có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa, vitamin E

Quả ô liu chín thường có chứa hàm lượng chất béo không bão hòa, vitamin E tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Độ pH của thực phẩm này nằm trong khoảng từ 6.0 đến 7.5. Khi bổ sung vào cơ thể nó sẽ hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ cholesterol dư dừa, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, béo phì.

Rau bina

Đây là loại rau được rất nhiều người yêu thích và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Trong rau bina có chứa hàm lượng canxi, vitamin K, vitamin C, vitamin A dồi dào. Độ pH của thực phẩm này là từ 6.60 đến 7.18. Nó có tác dụng trong việc giúp tóc, da và xương khỏe mạnh, đồng thời ngăn chặn ung thư.

Bơ là loại quả có chứa ít natri, kali, giàu vitamin E, vitamin C, chất chống oxy hóa, carotenoid. Độ pH của bơ là từ 6.27 đến 6.58 có tác dụng trong việc ngăn chặn ung thư, nuôi dưỡng tóc khô, giảm tổn thương gan hiệu quả.

Súp lơ

Súp lơ có chứa hàm lượng vitamin và nguyên tố vi lượng. Độ pH trong súp lơ đạt từ 6.45 đến 6.80 có tác dụng trong việc chống viêm, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về não, tim, ung thư và cải thiện cân nặng rất tốt.

Trên đây là các cách kiểm tra độ ph trong cơ thể mà bạn có thể tự thực hiện và các thực phẩm giúp cân bằng độ pH. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn cần phải thường xuyên theo dõi độ pH của mình và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

>> Xem thêm: Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?

Showroom 0969 56 8886
Ngày đăng 3:00 Chiều , 14/05/2021 - Cập nhật lúc: 8:30 Sáng , 30/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *