Top 5 phương pháp xử lý nước cứng hiệu quả nhất hiện nay
Việc xử lý nước cứng hiệu quả sẽ mang đến cho người dùng nguồn nước đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cách thức thực hiện khác nhau, khiến người dùng băn khoăn cân nhắc trước khi lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu top 5 phương pháp xử lý nước được áp dụng phổ biến với khả năng mang đến hiệu quả hàng đầu.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết nước cứng
Nước cứng vốn là loại nước chứa hàm lượng khoáng chất cao, chủ yếu là hai ion kim loại canxi và magie. Bạn có thể nhận biết loại nước này thông qua các hoạt động hàng ngày cũng như trong ngành công nghiệp cụ thể như sau:
Nhận biết nước cứng thông qua các hoạt động sống hàng ngày
Trước khi tìm hiểu cách xử lý nước cứng, việc nhận biết những dấu hiệu của loại nước này là điều vô cùng cần thiết. Thông thường trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu sử dụng nước cứng sẽ gây xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Nước cứng là nguyên nhân khiến đồ thủy tinh trong nhà dễ vỡ và bám cặn bẩn khó lau sạch.
- Khi đun nước, ấm đun nước cũng dễ xuất hiện cặn ở dưới đáy.
- Lượng magie và canxi dư thừa trong nước sẽ gây kích ứng da và khiến da bị khô, tóc xơ cứng dễ dãy.
- Quần áo trắng có màu vàng, xỉn màu do sự tích tụ của các tạp chất.
- Hệ thống ống nước, thiết bị nhà tắm, máy giặt… có dấu hiệu hoen ố, bám cặn vôi và xuống cấp nhanh chóng.
- Ngoài cách nhận biết bằng mắt thường, các bạn có thể kiểm tra sơ bộ độ cứng của nước ngay tại nhà bằng cách sử dụng bút TDS. Nếu kết quả cho thấy chỉ số >400 ppm, chắc chắn nước nhà bạn đang sử dụng là nước cứng và không nên sử dụng cho sinh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy mẫu nước nhà mình, gửi đến các trung tâm xét nghiệm kiểm tra để có được kết quả chính xác nhất.
Nhận biết nước cứng trong công nghiệp
Trong các ngành công nghiệp, nước cứng có thể được nhận biết bằng cách quan sát cáu cặn ở các hệ thống lò hơi, nồi hơi hay các đường ống tháp giải nhiệt. Thông thường, nếu nước cứng sôi sẽ tạo ra cáu cặn bám vào thành ống, thành nồi. Về lâu dài, việc cáu cặn bám vào thành ống sẽ nhanh chóng khiến đường ống bị tắc nghẽn.
Điểm danh 5 phương pháp xử lý nước cứng hiệu quả
Nguyên tắc làm mềm nước cứng vô cùng đơn giản bởi bạn chỉ cần giảm nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+ trong nước là được. Dưới đây là 5 phương pháp xử lý nước cứng tại nhà và trong lĩnh vực công nghiệp đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Xử lý nước cứng bằng cách đun sôi
Đây là phương pháp phù hợp cho những hộ gia đình muốn xử lý nước cứng cho mục đích sinh hoạt, ăn uống. Trong quá trình đun sôi nước, bạn nên lưu ý chờ nước sôi từ 3 – 5 phút để đảm bảo các chất gây hại bị phân hủy, đặc biệt là Mg và Ca.
Sau đó, bạn hãy chờ nước nguội, dùng phương pháp lắng để loại bỏ cáu cặn và lấy nước sạch để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion cũng được áp dụng chủ yếu cho nguồn nước sinh hoạt. Cơ chế hoạt động của chúng là loại bỏ các ion Canxi và Magie ra khỏi nước và thay thế chúng bằng các ion gồm Natri, Kali bao phủ bởi các hạt nhựa trao đổi ion.
Thông thường, hệ thống trao đổi ion cần được vệ sinh khoảng một lần một tuần để loại bỏ các ion đã bị thay thế trong nước cứng. Bên cạnh khả năng làm mềm nước, phương pháp trao đổi ion cũng có khả năng loại bỏ sắt hòa tan trong nước ra khỏi nguồn nước.
Cùng với hiệu quả cao, thiết bị trao đổi ion hiện có giá thành rẻ từ chi phí đầu tư cho đến chi phí vận hành. Bởi thế đây chính là phương pháp được lựa chọn và áp dụng phổ biến hàng đầu trong thời gian qua.
Xử lý nước cứng bằng hóa chất
Nước cứng và cách làm mềm bằng hóa chất là phương pháp hiện đang được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp. Phương pháp này sẽ sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau để hòa tan vào nước. Hóa chất sẽ dễ dàng kết hợp với các ion Ca2+, Mg2+ để tạo thành các hợp chất tan đều trong nước.
Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng vôi để ứng dụng trong việc xử lý nước cứng. Thông thường, vôi chứa hợp chất canxi hidroxit Ca(OH)2 sẽ được hòa vào nước, làm tăng độ pH của nước và làm cho canxi và magie trong nước kết tủa thành CaCO3 và Mg(OH)2.
Tiếp theo, các chất kết tủa này sẽ được lọc ra khỏi nước. Mặc dù phương pháp này có thể giảm thành phần Mg2+ trong nước nhưng lại tạo ra một lượng CaSO4, CaCl2 tương đương. Do đó, nó chỉ có khả năng mềm nước cứng tạm thời chứ không có ý nghĩa đối với nước cứng vĩnh cửu.
Baking Soda cũng được ứng dụng trong việc làm mềm nước cứng. Tuy nhiên, do phương pháp này thường tốn nhiều công sức để lọc những cặn lắng, kết tủa nên thường không được sử dụng phổ biến.
Về cơ bản, xử lý nước cứng bằng hóa chất là phương pháp chỉ nên sử dụng trong các ngành công nghiệp, sản xuất. Tuyệt đối không áp dụng trong xử lý nước gia đình bởi hóa chất có rất nhiều tác hại đến sức khỏe của con người.
Xử lý nước cứng bằng máy lọc nước
Máy lọc nước là dòng sản phẩm có khả năng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm trong nước. Ngoài ra, đây còn là thiết bị có khả năng làm mềm nước cứng hiệu quả. Hiện nay, có hai bộ lọc phổ biến được sử dụng trong xử lý nước cứng nói riêng và nguồn nước bị ô nhiễm chung là bộ lọc RO và Nano.
Cơ chế hoạt động của máy lọc nước thường dựa trên nguyên lý trao đổi ion để làm mềm nước, khử vôi. Khi qua màng RO, Nano, các cặn Canxi và Magie nhỏ cũng sẽ được bỏ loại hoàn toàn qua đường nước thải. Điều này giúp cho nước không chỉ mất đi tính cứng mà còn sạch hơn, có thể dùng để uống trực tiếp, không cần đun sôi.
Đây được xem là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại chỉ xử lý được lượng nước nhỏ, phù hợp để uống, không đáp ứng được nhu cầu nước mềm để sinh hoạt hàng ngày.
Sử dụng thiết bị làm mềm nước tự động
Thiết bị làm mềm nước tự động là một trong những giải pháp xử lý nước cứng tối ưu nhất hiện nay. Dòng sản phẩm này hiện được ứng dụng trong nhiều dự án, công trình, đặc biệt trong các nhà máy sản xuất, xí nghiệp. Đặc biệt là những công ty liên quan tới nhiệt, lò hơi, sử dụng nước liên tục như công ty may, hóa chất, sản xuất bia, chế biến thực phẩm,…
Cơ chế hoạt động của thiết bị là giúp thay thế canxi và magie bằng natri để thay đổi cấu trúc nước. Từ đây khi quá trình lọc nước diễn ra, chất làm mềm trong thiết bị sẽ lọc bỏ canxi, magie cùng nhiều tạp chất khác.
Kết quả các cuộc khảo sát được thực hiện trước đây cho thấy rằng, thiết bị làm mềm nước tự động có khả năng làm mềm nước cứng hiệu quả. Ưu điểm của hệ thống là mang lại hiệu quả tương tự như phương pháp xử lý hóa chất nhưng không khiến nguồn nước bị nhiễm chất độc hại.
Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu một số phương pháp xử lý nước cứng hiệu quả, đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tùy vào mục đích sử dụng nước mà bạn có thể cân nhắc để chọn được cách thức xử lý nguồn nước phù hợp hơn cả.
>> Xem thêm: Nước cứng toàn phần: Tác hại và phương pháp xử lý hiệu quả
- Sản phẩm chính hãng, mẫu mã đa dạng.
- Chuyên gia sức khỏe đồng hành 24/7.
- Quy trình test nước 9 bước độc quyền.
- Lắp đặt và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Nhật.
- Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng trọn đời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!